/ 04

Ở các bài trước, chúng ta đã tìm hiểu một số khái niệm cơ bản như: dầu nhớt là gì ? cấu thành của chúng, hay những chất phụ gia sử dụng trong dầu nhớt…

Tùy vào công năng sử dụng cho từng loại xe mà những hãng sản xuất dầu nhớt có những công thức pha chế khác nhau, phụ gia khác nhau… Họ áp dụng những công nghệ tiên tiến nhất, những bằng sáng chế tốt nhất của riêng họ vào sản phẩm giúp cho dầu nhớt PRO-TEC Premium ngày nay có chất lượng tốt nhất và vượt trội các đối thủ khác cùng phân khúc.

Nhưng cho dù các hãng có pha chế như thế nào thì các hãng vẫn phải tuân theo những chuẩn chung của thế giới nói chung và các hiệp hội các nước phát triển nói riêng. Và để bàn luận đến chủ đề này, bluechemGROUP Việt Nam tiếp tục trả lời cho các bạn câu hỏi:

Dầu nhớt phải đạt những tiêu chuẩn gì ?

Những tiêu chuẩn này được đưa ra bởi các hiệp hội xăng dầu hàng đầu thế giới, nhằm đảm bảo chất lượng sản phẩm cho người tiêu dùng, dù có sản xuất ở bất kì nơi đâu. Chúng ta hãy cùng điểm qua:

  1. SAE – Society of Automotive Engineers (Hiệp hội kỹ sư Ô tô)
SAE là tiêu chuẩn phổ biến hàng đầu của dầu nhớt Totachi
SAE là tiêu chuẩn phổ biến hàng đầu của dầu nhớt PRO-TEC Premium

SAE là tiêu chuẩn phổ biến hàng đầu của dầu nhớt, nó phân loại theo độ nhớt (độ cứng và độ mềm của dầu). Với dầu nhớt đa cấp, tiêu chẩn này cấu thành từ 2 yếu tố. Ví dụ: ký hiệu 5W-30, trong đó 5 là trị số đặc tính của dầu tại điều kiện nhiệt độ thấp, W là winter (mùa đông) và 30 là trị số đặc tính của dầu tại điệu kiện nhiệt độ cao.

  1. API – American Petroleum Institute (Viện Dầu mỏ Hoa Kỳ)
Tiêu chuẩn API được quy định bởi Hiệp hội dầu khí Hoa Kỳ
Tiêu chuẩn API được quy định bởi Hiệp hội dầu nhớt Hoa Kỳ

API là tiêu chuẩn quan trọng tiếp theo để chọn lựa dầu nhớt cho xe của mình. Tiêu chuẩn API được quy định bởi Hiệp hội dầu khí Hoa Kỳ và chia thành 2 loại chính sau :

  • Cấp S: Sử dụng cho động cơ xăng. Ví dụ : SA, SB, SC, SE, SF, SG…
  • Cấp C: Sử dụng cho động cơ Diesel. Ví dụ : CA, CB, CC, CD, …

Trong đó, S,C biểu thị cho loại động cơ và A,B,C…  biểu thị cho mức độ tiến hóa của chất lượng.

  1. JASO – Japanese Automotive Standards Organization (Tổ chức chứng nhận tiêu chuẩn ôtô Nhật Bản)

Tiêu chuẩn Nhật Bản dành riêng cho dầu nhớt xe máy

Là tiêu chuẩn dầu nhớt dành cho xe gắn máy 4 thì được quy định bởi tổ chức tiêu chuẩn ôtô xe máy Nhật Bản. JASO chia ra làm 2 loại mà MA và MB, nhằm thể hiện đặc tính sản phẩm khác nhau, không liên quan đến chất lượng dầu:

  • MA-MA2 thể hiện hiệu suất ma sát cao nhất, phù hợp cho xe số, tránh trượt ly hợp.
  • MB thể hiện hiệu suất ma sát thấp, dành cho xe ga, giúp giảm tiêu hao nhiên liệu.
  1. ACEA – Association des Constructeurs Européens de l’Automobile (Hiệp hội các nhà sản xuất Ô-tô Châu Âu)
Tiêu chuẩn châu âu chia ra khá kĩ lưỡng từng loại dầu nhớt cho ô tô
Tiêu chuẩn châu âu chia ra khá kĩ lưỡng từng loại dầu nhớt cho ô tô

Tiêu chuẩn ACEA được các nhà sản xuất ô tô khuyến cáo, do hệ thống được phân loại khá chi tiết sau đây:

  • Cấp A: Sử dụng cho động cơ Xăng. Ví dụ : A1, A2, A3, A4
  • Cấp B: Sử dụng cho động cơ Diesel hạng nhẹ. Ví dụ : B1, B2, B3, B4
  • Cấp C: Sử dụng cho động cơ có trang bị bộ xử lí khí thải. Ví dụ : C1, C2, C3, C4
  • Cấp E: Sử dụng cho động cơ Diesel hạng nặng. Ví dụ : E4, E6, E7, E9

Tất cả những tiêu chuẩn đã nêu ở trên  đều được ghi rõ ràng trên mỗi sản phẩm của dầu nhớt PRO-TEC Premium, do đó người mua hoàn toàn có thể yên tâm khi chọn đúng loại nhớt cho xe của mình. Việc nhập khẩu 100% từ Nhật và Singapore, hoàn toàn không sản xuất tại Việt Nam cũng khiến người tiêu dùng thêm tin tưởng và yêu mến, khi không phải lo nạn làm hàng giả, hàng kém chất lượng đang tràn lan trên thị trường Việt.

Trên đây là bài viết điểm sơ qua những tiêu chuẩn chính phải có của dầu nhớt động cơ. Chi tiết từng loại tiêu chuẩn như thế nào, ưu nhược điểm ra sao… sẽ được bluechemGROUP Việt Nam phân tích chi tiết vào những bài viết tiếp theo. Các bạn hãy đón chờ xem nhé.